Ngành luật là một trong những ngành nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho bạn về những ngành nghể trong lĩnh vực này.
Những ngành nghề cụ thể liên quan đến ngành Luật
Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại
Viện kiểm soát: Theo bộ máy phân cấp thì Viện kiểm soát sẽ bao gồm 3 cấp: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận…Bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, vì vậy đây là công việc đòi hỏi bạn phải có kiến thức thật chắc.
Cơ quan thi hành án: Tại các cơ quan thi hành án bạn sẽ là chấp hành viên. Với vị trí này bạn sẽ làm việc ở các tỉnh trực thuộc trung ương có phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp tỉnh. Bên cạnh đó bạn có thể làm tại phòng thi hành án, đội thi hành án của các tổ chức tại tất cả các địa phương trên cả nước.
Phòng công chứng: Nhu cầu công chứng hiện nay càng nhiều, các phòng công chứng trực thuộc Sở tư pháp. Vì vậy bạn có thể đảm nhiệm công việc tại đây.
Bộ tư pháp: Đây là cơ quan quản lý Nhà nước của Chính phủ liên quan đến pháp luật. Đây là cơ quan bao gồn nhiều đơn vị trực thuộc: Cơ quan báo chí, cơ quan xuất banrm nghiên cứu, đào tạo…Các cơ quan tư pháp như Sở tư pháp tỉnh, Phòng tư pháp huyện, thị trấn, phường…
Bộ phận pháp chế: Các bộ phận pháp chế của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ, Các bộ ban ngành…Tại đây sẽ tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề liên quan đến pháp luật bao gồm cả việc soạn thảo văn bản.
Cơ quan thanh tra Bộ, ngành: Tại đây bạn sẽ làm việc tại bộ phận pháp chế cũng như bộ phận thanh tra với nhiệm vụ xem xét giải quyết khiếu nại, đây là bộ phận quan trọng và bạn phải có kiến thức luật vững chắc.
Các cơ sở đào tạo: Bạn có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục liên quan đến ngành luật, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Bạn hoàn toàn có thể trở thành giảng viên.
Cơ quan nghiên cứu: Bạn hoàn toàn có thể làm việc tại Viện khoa học kiểm sát nhân dân tối cao, viện Nhà nước và pháp luật, viện Khao học pháp lý Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao.
Ngoài ra bạn có thể mở một văn phòng luật sư riêng chuyên về vấn đề tư vấn, hỗ trợ pháp lý.
Danh sách những công việc trong ngành Luật
Thẩm phán
Kiểm sát viên
Luật sư
Công chứng viên
Chấp hành viên
Chuyên viên pháp lý
Cố vấn pháp lý
Giáo viên/ giảng viên luật
Cán bộ nghiên cứu pháp luật
Điều tra viên
Thư ký tòa án
Thẩm tra viên
Trên đây là những công việc bạn có thể làm khi theo học ngành Luật. Tuy nhiên đây là ngành đòi hỏi nhiều yếu tố, kỹ năng mới thành công được trong lĩnh vực này. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu được phần nào về ngành Luật và lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân.