Trung cấp Trường Sơn
HOTLINE

0898.487.026 - 0978.11.46.46

Ngành Logistics là gì, sinh viên học ngành Logistics và chuỗi cung ứng ra làm gì?

Cập nhật: 21/01/2019

Không chỉ là ngành nghề có nhu cầu nhân lực khổng lồ mà ngành Logistics và chuỗi cung ứng còn có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn, tùy thuộc vào từng vị trí.

Ngành Logistics là gì?

Logistics có thể hiểu là Hậu cần, theo  Wikipedia là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa.

Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP) cũng đưa ra khái niệm: Logistics là một phần của việc quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Logistics và chuỗi cung ứng là ngành rất hấp dẫn thí sinh.

Nói một cách dễ hiểu nhất, Logistics là quá trình bao gồm các hoạt động lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan xuất  khẩu hoặc nhập khẩu… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. 

Ngành Logistics và chuỗi cung ứng xét tuyển khối nào?

Ngành Logistics và chuỗi cung ứng hiện được nhiều trường xét tuyển đầu vào là khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), khối A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh), khối D01 (Ngữ văn, Toán, tiếng Anh).

Nhiều trường cũng xét tuyển các khối D90 (Toán, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên), khối D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh), khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học) và C00 (Ngữ văn,  Lịch sử, Địa lý).

Ngành Logistics và chuỗi cung ứng nên học ở đâu?

Đây là thắc mắc có nhiều thí sinh hiện nay. Mặc dù, là một trong những ngành mới nhưng lại rất hấp dẫn thí sinh. Đặc biệt, các trường tuyển sinh ngành này hầu hết là các trường đại học hàng đầu.

- Đại học Ngoại thương cơ sở 1 (Hà Nội) xét tuyển các tổ hợp A00, A01 và D01 cho ngành Logistics và chuỗi cung ứng.

- Đại học Bách Khoa Hà Nội: xét tuyển các tổ hợp A00, A01, D01 và D07 cho ngành Logistics và chuỗi cung ứng năm 2018 với điểm chuẩn là 20.

- Đại học Kinh tế Quốc dân: điểm trúng tuyển vào ngành năm 2018 là  23.85 điểm với các tổ hợp A00, A01, D01 và D07.

- Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM:điểm chuẩn năm 2018 là 22.25 điểm.

- Đại học Hàng hải Việt Nam: điểm trúng tuyển vào ngành năm 2018 là 20 với các tổ hợp A000,A01, C01 và D01.

- Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (TP.HCM): điểm trúng tuyển ngành Logistics và chuỗi cung ưng năm 2018 là 24.50 điểm.

- Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM: điểm trúng tuyển năm 2018 vào ngành là 22 điểm.

- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM: năm 2018 điểm chuẩn vào ngành này là 21.50 cho các tổ hợp A00, A01, D01 và D90.

- Đại học Thủ đô Hà Nội: điểm trúng tuyển ngành này năm 2018 là 23.83 điểm.

- Đại học Giao thông vận tải TP.HCM: điểm trúng tuyển năm 2018 là 21.20 điểm cho các tổ hợp A00, A01, D01 và D90.

Sinh viên học ngành Logistics và chuỗi cung ứng ra làm gì?

Tốt nghiệp ngành Logistics và chuỗi cung ứng sinh viên có cơ hội việc làm rất lớn. Bởi, kết quả của Hiệp hội Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho thấy nhu cầu nhân lực ngành này rất lớn. Chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ Logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ năm 2018 tới năm 2030  lên tới 250.000 nhân sự. Trong đó, rất nhiều vị trí khan hiếm nhân lực bao gồm từ lãnh đạo - quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp.

Nếu tính thêm các công ty vận tải và các công ty sử dụng dịch vụ Logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần tới 717.500 nhân sự Logistics các cấp.

Không chỉ nhu cầu nhân sự khổng lồ, mức thu nhập nghề này rất hấp dẫn. Theo báo cáo lương 2016 của Jobstreet - một trong những mạng việc làm trực tuyến lớn nhất tại châu Á, mức lương khời điểm của ngành này dao động từu 5 – 9 triệu đồng. Con số này sẽ tăng lên theo kinh nghiệm cùng vị trí thậm chí lên tới 100 triệu đồng.

Tốt nghiệm ngành này, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí gồm:

- Nhân viện vận hành kho: mức lương trung bình từ 6 – 8 triệu đồng.

- Nhân viên kinh doanh: mức lương trung bình cũng dao động từ 6 – 8 triệu đồng.
- Nhân viên chứng từ: lương trung bình cho vị trí này cũng tương tự với mức lương của nhân viên kinh doanh.
- Nhâ viên cảng.

- Nhân viên thu mua: lương trung bình từ 8 – 10 triệu đồng.

- Nhân viên giao nhận:mức lương trung bình từ 6 – 8 triệu đồng.

- Nhân viên hiện trường.

- Nhân viên hải quan.

- Chuyên viên thanh toán quốc tế.

- Nhân viên chăm sóc khách hàng.

Tùy vào từng vị trí, cấp bậc mức lương của người làm nghề Logistics sẽ khác nhau, cụ thể:

- Logistics Officer (300 –700 USD): đây là vị trí không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và khá phù hợp với sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, mức lương của vị trí này khá cao so với mặt bằng chung từ 6 – 7 triệu đồng.

- Logistics Supervisor (1.000 – 1.500 USD): nếu có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, các bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí này. Tùy thuộc vào công ty,bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

Không chỉ có nhu cầu nhân lực khổng lồ mà nghề Logistics còn có mức thu nhập rất hấp dẫn.

- Logistics Manager (1.000 – 4.000 USD): vị trí này dành cho những ứng viên đã có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng tiếng Anh lưu loát.  Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tuy nhiên mức lương cao nhất ở vị trí này là 4.000 USD thậm chí có doanh nghiệp trả lên tới 5.000 USD.

- Logistics Director (4.000 – 6.000 USD): Logistics Director là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty. Vị trí này đòi hỏi phải nắm rõ nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

- Supply Chain Director (5.000 – 7.000 USD): Supply Chain Director đây là vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ là phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Đây là vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao... nhưng bù lại mức lương lại cực kỳ hấp dẫn (khoảng 160 triệu đồng).

Trên đây là thông tin về ngành Logistics là gì, sinh viên học ngành Logistics và chuỗi cung ứng ra làm gì Trường Trung cấp Trường Sơn Đắk Lắk đã tổng hợp. Mọi thông tin chi tiết liên hệ trực tiếp đến địa chỉ:

TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN

Địa chỉ: Số 164 - Phan Chu Trinh - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: (0262) 3.553.779 - 8.554.779 - 8.553.779

CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH
===
Tuyển sinh Lập trình viên Quốc tế Aptech ACCP năm 2019 Thông báo tuyển sinh Lập trình viên Quốc tế Aptech ACCP năm 2019Trung tâm đào tạo Lập trình viên... [THÔNG TIN MỚI]: Sinh viên trường này được học môn học của trường khác! Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học mới được Bộ GD-ĐT ban hành, sinh viên của trường này có... 3 điều thiệt thòi khi quy định mới về giáo dục chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 3 điều thiệt thòi khi quy định mới về giáo dục chính thức có hiệu lực từ ngày... Từ 25/12/2019, công chức cấp xã phải có bằng Đại học Từ 25/12/2019, công chức cấp xã phải có bằng Đại học Học Nghiệp vụ sư phạm ở đâu? Học Nghiệp vụ Sư phạm có đi dạy được không? Học Nghiệp vụ sư phạm ở đâu uy tín, chất lượng? Học Nghiệp vụ sư phạm có đi dạy được... Các quy định về chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm Là khóa đào tạo ngắn, chỉ từ 2 - 3 tháng, học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm... Nghiệp vụ sư phạm là gì, Nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên cao đẳng - đại học đào tạo thế nào? Nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên cao đẳng - đại học là điều kiện bắt buộc để đứng lớp. Đối... Hướng dẫn thí sinh cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học Sau đây là hướng dẫn thí sinh chi tiết cách ghi hồ sơ điều chỉnh xét tuyển nguyện vọng vào các...
Trung cấp Trường Sơn
===

Địa chỉ: Số 164 - Phan Chu Trinh - TP. Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đăk Lăk
Website: trungcaptruongson.edu.vn
Email:  [email protected] 
Điện thoại: 0262 8554 779 - 0262 8553 779 

Hotline: 0898.487.026 -  0978.11.46.46

 

Liên kết mạng xã hội
DMCA.com Protection Status